Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Cơ bản về loài mối

Trên thế giới mối có trên 2700 loài. Các loài có đặc điểm khác nhau. Chúng khác nhau về cấu trúc tổ (có loài làm tổ nổi trên mặt đất, có loài làm tổ chìm, có loài làm tổ trên cây), đặc điểm dinh dưỡng (có loài chuyên ăn gỗ khô, có loài chuyên ăn gỗ ẩm, có loài chuyên ăn mùn), có loài đắp đường mui, có loài không đắp đường mui khi đi kiếm ăn, có loài ăn bên ngoài có loài chuyên ăn bên trong gỗ….
 
 
Ở Việt Nam, hiện đã phát hiện 106 loài mối. Trong đó có một số nhóm loài gây hại thường gặp là các giống: Coptotermes, Odototermes, Macrotermes, Microtermes, Hypotermes, Cryptotermes. Biện pháp phòng trừ đối với từng nhóm loài có khác nhau; các loài Coptotermes có thể dùng biện pháp nhử để tập trung mối nhưng các loài Cryptotermes thì không thể nhử được. Vì vậy, để đề ra biện pháp diệt mối hiệu quả nhất cần phải biết công trình đang bị loài nào gây hại, từ đó xây dựng giải pháp phòng trừ hiệu quả nhất cho công trình.
 
Hầu hết các khu vực trên đất Việt Nam đều có thể là địa điểm sinh sôi nảy nở của mối vì chúngg là nhóm côn trùng ưa nhiệt, chỉ có ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
 

Tác hại của mối:

  1. Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.
  2. Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.
  3. Gây sụt lún cho nền móng công trình.
  4. Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng.

Sự phân bố của loài mối:

Mối chia ra làm 4 giai cấp là mối thợ và mối lính, mối chúa và mối cánh.
- Mối thợ chiếm khoảng 85% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ kiếm ăn, chế biến thức ăn, xây dựng tổ, chăm sóc con non và các cá thể khác trong đàn. Các cá thể này có hệ sinh sản tiêu giảm.
- Mối lính chiếm khoảng 10% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Các cá thể này có hệ sinh sản tiêu giảm
- Mối vua chúa làm nhiệm vụ sinh sản ra các cá thể khác trong đàn, Mỗi  đàn  có  1 hoặc 1 vài  mối  vua, 1 vài  mối  chúa (trong tiếng Anh là king và queen – vua và hoàng hậu). Các cá thể này có hệ sinh sản rất ph át tri ển.
- Mối cánh chiếm khoảng 5% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ xây dựng các tổ mối mới . Các cá thể này có hệ sinh sản phát triển.
Sự tồn tại của đàn mối dựa trên sự thực hiện các chức năng một cách tự giác của t ừng đ ẳng cấp. Đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu phù hợp, chống lại được kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. Tổ chức của một đàn mối cũng được phân công như một x ã hội nguyên thuỷ của con người vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét