Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Phương pháp diệt mối cho đê đập

Đê đạp nếu bị mối xâm nhập và phá hoại có thể gây ra những hậu quả không lường, chính vì vậy các phương pháp diệt mối và phòng chống mối cho đê đập là công việc hết sức quan trọng và yêu cầu cao về chất lượng.
phuong_phap_diet_moi_cho_de_dap
Tại Pest Control Việt Nam áp dụng phương pháp diệt mối theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 88 - 93. Do với các khu vực khác nhau yêu cầu xử lý cũng khác nhâu do vậy có thể chia ra như sau: 
1. Phương pháp diệt mối cho đê đập ở phần thân đê :
Yêu cầu như sau: diệt chết các đàn mối, phụt dung dịch sét lấp bịt các hang rỗng và hệ thống hang giao thông do mối gây ra trong nền đập, do vậy các công tác xử lý mối bao gồm:
1.1. Khoan tạo lỗ.
- Khoan một lỗ vào tâm tổ mối đối với từng tổ
- Độ sau lỗ khoan tới tận đáy
- Sử dụng máy khoan guồng xoắn YKB 12/25 do Nga chế tạo và đã đ¬ược cải tiến, độ dài cần khoan là 1m.
- Mỗi kíp khoan 0,5m. Phoi khoan được đ¬ưa ra cách lỗ khoan từ 0,2-0,5m để tránh lỗ khoan khỏi bị lấp khi rút cần khoan, sau khi rút cần khỏi hố khoan, miệng hố được che chắn tránh sụt lở.
1.2. Sử dụng thuốc diệt mối dạng phụt và dung dịch vữa sét lấp bịt tổ mối.
Sử dụng thiết bị phụt liên hoàn trong trường hợp này
1.2.1. Phụt thuốc diệt mối
Tiến hành phụt thuộc vào bên trong tổ mối sau khi đạ khoan lỗ xong. Quy trình như sau:
- Giữ cố định phễu. Đặt phễu xả thuốc được đặt sâu vào miệng hố khoan.
- Phan sẵn thuốc diệt mối trong bình chứa của hệ thống phụt liên hoàn, sau đó xả áp từ từ vào bình chứa thuốc để đẩy thuốc đến phễu xả. Đối với công tác phụt thuốc diệt mối, áp lực được tăng dần tới 0,5 at. 
Pest cotrol Việt Nam sử dụng thuốc diệt mối là các loại thuốc được phép sử dụng theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hàng năm. Nồng độ tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc.
1.2.2. Phụt sét lấp bịt tổ mối.
- Mục đích phương pháp này nhằm lấp bịt các khoang rỗng do mối gây ra trong nền đập.
- Chỉ tiến hành phụt sét sau công việc phụt thuốc diệt mối.
- Thiết bị để thực hiện công việc này bao gồm máy tạo vữa, máy tạo áp lực, bình chịu áp lực đựng dung dịch vữa. Các công tác được tiến hành như sau:
+ Tạo dung dịch vữa sét: tỷ trọng của dung dịch sét sau khi chế tạo phải đạt được từ 1,2-1,3g/cm3. 
+ Áp lực phụt: tăng áp lực phụt từ từ, áp lực phụt tối đa là 2at. Trong quá trình phụt, Nếu dụng dịch vữa sét phòi ra ngoài theo các hang giao thông thì phải dùng biện pháp thủ công đầm nện mặt phản áp. Đối với những tổ mối có lượng vữa phụt >2000 lít thì sau 72 giờ phải phụt bổ xung.
+ Lượng dung dịch vữa sét phụt mỗi tổ từ 200 - 400 lít, tính trung bình là 300 lít/tổ.
2. Xử lý mối cho đê đập đối với những tổ mối ở môi trường xung quanh nền đập
- Yêu cầu xử lý mối trong khu vực: chỉ cần diệt chết các đàn mối mà không phải lấp bịt các khoang rỗng và hệ thống hang giao thông do mối gây ra. Do vậy, các công việc được tiến hành như sau:
+ Khoan tạo lỗ tại các vị trí tổ mối (tiến hành như công tác 1.1).
+ Phụt dung dịch thuốc diệt mối (tiến hành như công tác 1.2.1).

Theo nguồn: diettrumoitangoc.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét