Khi đặt vấn đề diệt và phòng mối cho nhà cửa, kho tàng đã xây dựng, có nghĩa là nhà cửa, kho tàng khi xây dựng chưa đựợc phòng mối trước và hiện trạng đang bị mối phá hoại.Trong những trường hợp trên đây, phải diệt được các tổ mối đã xâm nhập, sau đó mới áp dụng các biện pháp phòng. Diệt mối phải được hiểu là phải diệt cả hệ thống tổ trong đó có mối vua và mối chúa, mới “hết gốc” được. Diệt mối tận gốc là có ý nghĩa như vậy.
Vấn đề tìm tổ mối trong nhà cửa, kho tàng rất phức tạp. chỉ có loài mối “gỗ khô” ta mới có thể phát hiện tổ của nó một cách đơn giản. Tổ của loại này ở ngay trong gỗ, chúng được đục thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Biểu hiện bên ngoài là chúng đùn những hạt phân ra ngoài như hạt cát người ta còn gọi là mối “đống cát”. Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ. Chú ý là bơm thuốc cho thấm sâu vào các khe để thuốc tiếp xúc với mối.
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus) tổ phần lớn năm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v…
Vấn đề tìm tổ mối đối với các loài trên ở trong nền công trình phải dùng các phương tiện vật lý như: các chất đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v.. với các phương tiện này, chỉ có nhân viên chuyên môn mới thực hiện được. Chi phí tốn kém, cho dù có sẵn kinh phí, việc đào bới cũng rất khó khăn. Kho tàng càng lớn, công trình càng phức tạp, càng khó thực hiện.
Sau đây chúng tỗi giới thiệu phương pháp “diệt mối tận gốc” do viện khoa học việt nam nghiên cứu còn được gọi là phương pháp hoá sinh đã được áp dụng có kết quả vào hàng ngàn công trình, kho tàng của nhà nước trên phạm vi cả nước.
Ưu điểm của phương pháp này là không phải đào bới, hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm, tốn kém và dễ thực hiện.
Diệt mối theo phương pháp hoá sinh:
Trình tự gồm 03 bước:
+ Nhử mối;
+ Phun thuốc;
+ Thu dọn và kiểm tra kết quả.
1. Nhử mối:
Mỗi cá thể mối rất mềm yếu và rất dễ bị các thiên địch “ bắt sống” như cóc, chim , kiến…nhưng chúng lại có sức phá hoại mạnh ghê gớm, làm sập trần, đổ mái nhà vì số lượng cá thể lớn, lại hoạt động âm thầm kín đáo trong vật bị hại, không gây tiếng động. Nhử mối xuất hiện tập chung. Chúng ta đã biến thế mạnh của mối thành thế yếu để ta chủ động tiêu diệt chúng. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.
Mối có khả năng phát hiện nguồn thức ăn từ xa. Mắt của mối lao động và mối bảo vệ bị thoái hoá, không nhìn được nhưng nó có những tín hiệu hoá học, các feromon, người ta đã xác định đựơc 9 tín hiệu hoá học khác nhau như tín hiệu đòi ăn, báo động, phát hiện mồi v.v…do đó chúng có thể nhanh chóng hướng dẫn tập đoàn mối đến nguồn thức ăn. Mối còn khả năng lựa chọn thức ăn, quan sát những khu vực bị mối thấy mối đã bỏ qua nhiều thanh gỗ không “ngon”, trên cùng một thanh gỗ loài mối nhà thường tập chung ăn lớp gỗ sinh trưởng mùa xuân, trừ lại lớp gỗ mùa thu…
Các loài gỗ khác nhau thường đục các loại gỗ ở trạng thái khác nhau. Loài mối nhà thích ăn gỗ còn tốt, các loài mối đất thích ăn các loại gỗ đã bị nấm mốc xâm nhập, hơi mục…
Các kết quả thí nghiệm cho thấy loài mối nhà thích ăn các loài gỗ mềm còn mới như thông màu trắng, trám trắng, bồ đề hoặc các sản phẩm có chứa xenlulô như giấy , vải, bã mía. Các loại gỗ trên nếu nhúng qua chất dẫn dụ côn trùng thì mối ăn càng mạnh. Ngoài ra mối còn thích ăn gỗ có tẩm chất hấp dẫn khác chiết xuất từ một số loài nấm.
Đặt hộp nhử mối ở các vị trí yên tĩnh, vào mùa hè, cứ có đường mối ở đâu, cậy ra thấy mối xuất hiện là có thể đặt hộp ở đó. Khi có nhiều nơi mối xuất hiện thì chọn điểm đặt ở góc nhà sát mặt đất là tốt nhất. Đặt ở vị trí nào cũng cố gắng hạn chế ảnh hưởng đến mỹ quan và sự sinh hoạt bình thường, lưu ý cả đến việc thuận tiện cho việc phun thuốc. Mùa đông tránh đặt ở những nơi gió lạnh, mối chỉ tập chung ở nơi ẩm kín gió.
Khi đã có mối xông ở đống gỗ, đống giấy…với khối lượng tương đương với khối lượng hộp nhử thì không không phải như mối nữa mà tiến hành phun thuốc luôn.
Khi đặt mồi cần chú ý phát hiện hết các vị trí mối đã xâm nhập tập chung như tủ hồ sơ lưu lâu không mở hoặc các đống phế thải phía ngoài ngôi nhà; vì mối ngoài yêu cầu thức ăn còn yêu cầu về mặt sinh thái ổn định an toàn đối với các thiên địch. Để sót những điểm trên việc nhử sẽ gặp khó khăn.
2.Phun thuốc:
Thuốc diệt mối tận gốc có dạng bột mầu nâu hồng, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà mối về tổ mới chết và gây chết cả hệ thống tổ. Để đạt được mục đích này yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy được về tổ càng tốt. Do đó thao tác phun rất quyết định. Chỉ cần những sai sót như: đặ hộp mồi sau khi đã phun thuốc lấp mất đường về của mối hoặc không phun chặn trước, để mối rút chạy trước rồi mới phun v.v… đều không đạt hiệu quả mong muốn.
Mối rất mẫn cảm với ánh sáng, khi mở buồng hoặc kho đang tối thì phải tiến hành phun thuốc ngay vì khi cường độ ánh sáng thay đổi môi lính báo động , mối thợ liền rút chạy, cố nhiên do đường rút hẹp nên mối không thể rút được nhiều nhưng đưới đáy hộp nhử có rất nhiều mối do đó phải phun chặn trước.
Mối sau khi bị dính thuốc là rút chạy về tổ, mối lính có khả năng phát hiện có mùi lạ không cho vào tổ song với số lượng hàng vạn cá thể đồng thời kéo về thì không lực lượng nào ngăn cản được. Chính vì đặc điểm này, trong một công trình phải phun các hộp nhử cũng như các điểm mối ra trong cùng một buổi.
Mối sau khi bị nhiễm thuốc, mất khả năng nhận biết đồng loại, nên mối lính thường cắn những con cản đường. Chúng lăn ra chết trong tổ. Theo bản năng những con khoẻ trong tổ tha xác những con đã chết vứt ra cạnh tổ, song chỉ một bộ phận mối chết được đưa ra một góc trong tổ. Phần lớn những con tha xác đồng đội bị nhiễm nhanh hơn qua đường miệng. Chúng nằm chết la liệt trong tổ. Từ trung tâm tổ mối phát đi tín hiệu thu quân, các tuyến mối đi kiếm ăn bên ngoài, mặc dầu không bị phun thuốc cũng đều rút về tổ, chỉ để lại một ít mối lính ở lại, song mối lính không tự ăn gỗ được nên 6-7 ngày là chết đói và trước hết là chết khát. ở vị trí ẩm, chúng cũng không sống quá 15 ngày. Dựa vào đặc điểm này, chúng ta có thể kiểm tra kết quả của việc diệt mối. Chỉ cần kiểm tra ở những vị trí không phun thuốc, đường mối bị khô, chỉ có mối lính sống thoi thóp hoặc đã chết khô là đạt yêu cầu. Nếu sau 10 ngày từ khi phun thuốc vẫn còn mối lao động đi ăn cùng với mối lính là chưa đạt yêu cầu.
Tổ mối có sự cân bằng sinh thái riêng, về mùa hè trong tổ mối mát hơn ở ngoài 6-7oC; về mùa đông khi nhiệt độ bên ngoài xuống trên dưới 100C, nhiệt độ bên trong tổ mối vẫn đạt 18-20oC. Khi có một lượng lớn xác mối thối rữa trong tổ, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, nấm hoại sinh phát triển. Chỗ nào mối chết nhiều, sợi nấm như sợi bông phát triển càng dày đặc. Tổ mối nhà bình thườngkhông có cá thể hoặc sợi nấm phát triển. Khai quật những tổ mối sau 7-10 ngày kể từ khi phun thuốc sẽ thấy hiện tượng sợi nấm bao trùm tổ. Điều này cho phép rút ra những nhận xét về mặt kỹ thuật. Diệt mối bằng thuốc lây nhiễm vừa có tác động hoá học vừa có tác động sinh học. Qúa trình xác mối thối rữa, mọc nấm đã góp phần làm cho hệ thống tổ mối bị tiêu diệthoàn toàn. Phương pháp này có thể áp dụng được trong cả năm.
Khi phun thuốc cần mang theo khẩu trang và găng tay, sau 2-3 ngày dọn bỏ hộp nhử. Mối chết trong lòng đất nên không gây ô nhiễm môi trường, khi tiến hành đơn giản, không cần dùng đến các dụng
>>Xem thêm: https://dietcontrungsinhhoc.com/thuoc-diet-moi-con-trung
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus) tổ phần lớn năm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v…
Vấn đề tìm tổ mối đối với các loài trên ở trong nền công trình phải dùng các phương tiện vật lý như: các chất đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v.. với các phương tiện này, chỉ có nhân viên chuyên môn mới thực hiện được. Chi phí tốn kém, cho dù có sẵn kinh phí, việc đào bới cũng rất khó khăn. Kho tàng càng lớn, công trình càng phức tạp, càng khó thực hiện.
Sau đây chúng tỗi giới thiệu phương pháp “diệt mối tận gốc” do viện khoa học việt nam nghiên cứu còn được gọi là phương pháp hoá sinh đã được áp dụng có kết quả vào hàng ngàn công trình, kho tàng của nhà nước trên phạm vi cả nước.
Ưu điểm của phương pháp này là không phải đào bới, hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm, tốn kém và dễ thực hiện.
Diệt mối theo phương pháp hoá sinh:
Trình tự gồm 03 bước:
+ Nhử mối;
+ Phun thuốc;
+ Thu dọn và kiểm tra kết quả.
1. Nhử mối:
Mỗi cá thể mối rất mềm yếu và rất dễ bị các thiên địch “ bắt sống” như cóc, chim , kiến…nhưng chúng lại có sức phá hoại mạnh ghê gớm, làm sập trần, đổ mái nhà vì số lượng cá thể lớn, lại hoạt động âm thầm kín đáo trong vật bị hại, không gây tiếng động. Nhử mối xuất hiện tập chung. Chúng ta đã biến thế mạnh của mối thành thế yếu để ta chủ động tiêu diệt chúng. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.
Mối có khả năng phát hiện nguồn thức ăn từ xa. Mắt của mối lao động và mối bảo vệ bị thoái hoá, không nhìn được nhưng nó có những tín hiệu hoá học, các feromon, người ta đã xác định đựơc 9 tín hiệu hoá học khác nhau như tín hiệu đòi ăn, báo động, phát hiện mồi v.v…do đó chúng có thể nhanh chóng hướng dẫn tập đoàn mối đến nguồn thức ăn. Mối còn khả năng lựa chọn thức ăn, quan sát những khu vực bị mối thấy mối đã bỏ qua nhiều thanh gỗ không “ngon”, trên cùng một thanh gỗ loài mối nhà thường tập chung ăn lớp gỗ sinh trưởng mùa xuân, trừ lại lớp gỗ mùa thu…
Các loài gỗ khác nhau thường đục các loại gỗ ở trạng thái khác nhau. Loài mối nhà thích ăn gỗ còn tốt, các loài mối đất thích ăn các loại gỗ đã bị nấm mốc xâm nhập, hơi mục…
Các kết quả thí nghiệm cho thấy loài mối nhà thích ăn các loài gỗ mềm còn mới như thông màu trắng, trám trắng, bồ đề hoặc các sản phẩm có chứa xenlulô như giấy , vải, bã mía. Các loại gỗ trên nếu nhúng qua chất dẫn dụ côn trùng thì mối ăn càng mạnh. Ngoài ra mối còn thích ăn gỗ có tẩm chất hấp dẫn khác chiết xuất từ một số loài nấm.
Đặt hộp nhử mối ở các vị trí yên tĩnh, vào mùa hè, cứ có đường mối ở đâu, cậy ra thấy mối xuất hiện là có thể đặt hộp ở đó. Khi có nhiều nơi mối xuất hiện thì chọn điểm đặt ở góc nhà sát mặt đất là tốt nhất. Đặt ở vị trí nào cũng cố gắng hạn chế ảnh hưởng đến mỹ quan và sự sinh hoạt bình thường, lưu ý cả đến việc thuận tiện cho việc phun thuốc. Mùa đông tránh đặt ở những nơi gió lạnh, mối chỉ tập chung ở nơi ẩm kín gió.
Khi đã có mối xông ở đống gỗ, đống giấy…với khối lượng tương đương với khối lượng hộp nhử thì không không phải như mối nữa mà tiến hành phun thuốc luôn.
Khi đặt mồi cần chú ý phát hiện hết các vị trí mối đã xâm nhập tập chung như tủ hồ sơ lưu lâu không mở hoặc các đống phế thải phía ngoài ngôi nhà; vì mối ngoài yêu cầu thức ăn còn yêu cầu về mặt sinh thái ổn định an toàn đối với các thiên địch. Để sót những điểm trên việc nhử sẽ gặp khó khăn.
2.Phun thuốc:
Thuốc diệt mối tận gốc có dạng bột mầu nâu hồng, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà mối về tổ mới chết và gây chết cả hệ thống tổ. Để đạt được mục đích này yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy được về tổ càng tốt. Do đó thao tác phun rất quyết định. Chỉ cần những sai sót như: đặ hộp mồi sau khi đã phun thuốc lấp mất đường về của mối hoặc không phun chặn trước, để mối rút chạy trước rồi mới phun v.v… đều không đạt hiệu quả mong muốn.
Mối rất mẫn cảm với ánh sáng, khi mở buồng hoặc kho đang tối thì phải tiến hành phun thuốc ngay vì khi cường độ ánh sáng thay đổi môi lính báo động , mối thợ liền rút chạy, cố nhiên do đường rút hẹp nên mối không thể rút được nhiều nhưng đưới đáy hộp nhử có rất nhiều mối do đó phải phun chặn trước.
Mối sau khi bị dính thuốc là rút chạy về tổ, mối lính có khả năng phát hiện có mùi lạ không cho vào tổ song với số lượng hàng vạn cá thể đồng thời kéo về thì không lực lượng nào ngăn cản được. Chính vì đặc điểm này, trong một công trình phải phun các hộp nhử cũng như các điểm mối ra trong cùng một buổi.
Mối sau khi bị nhiễm thuốc, mất khả năng nhận biết đồng loại, nên mối lính thường cắn những con cản đường. Chúng lăn ra chết trong tổ. Theo bản năng những con khoẻ trong tổ tha xác những con đã chết vứt ra cạnh tổ, song chỉ một bộ phận mối chết được đưa ra một góc trong tổ. Phần lớn những con tha xác đồng đội bị nhiễm nhanh hơn qua đường miệng. Chúng nằm chết la liệt trong tổ. Từ trung tâm tổ mối phát đi tín hiệu thu quân, các tuyến mối đi kiếm ăn bên ngoài, mặc dầu không bị phun thuốc cũng đều rút về tổ, chỉ để lại một ít mối lính ở lại, song mối lính không tự ăn gỗ được nên 6-7 ngày là chết đói và trước hết là chết khát. ở vị trí ẩm, chúng cũng không sống quá 15 ngày. Dựa vào đặc điểm này, chúng ta có thể kiểm tra kết quả của việc diệt mối. Chỉ cần kiểm tra ở những vị trí không phun thuốc, đường mối bị khô, chỉ có mối lính sống thoi thóp hoặc đã chết khô là đạt yêu cầu. Nếu sau 10 ngày từ khi phun thuốc vẫn còn mối lao động đi ăn cùng với mối lính là chưa đạt yêu cầu.
Tổ mối có sự cân bằng sinh thái riêng, về mùa hè trong tổ mối mát hơn ở ngoài 6-7oC; về mùa đông khi nhiệt độ bên ngoài xuống trên dưới 100C, nhiệt độ bên trong tổ mối vẫn đạt 18-20oC. Khi có một lượng lớn xác mối thối rữa trong tổ, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, nấm hoại sinh phát triển. Chỗ nào mối chết nhiều, sợi nấm như sợi bông phát triển càng dày đặc. Tổ mối nhà bình thườngkhông có cá thể hoặc sợi nấm phát triển. Khai quật những tổ mối sau 7-10 ngày kể từ khi phun thuốc sẽ thấy hiện tượng sợi nấm bao trùm tổ. Điều này cho phép rút ra những nhận xét về mặt kỹ thuật. Diệt mối bằng thuốc lây nhiễm vừa có tác động hoá học vừa có tác động sinh học. Qúa trình xác mối thối rữa, mọc nấm đã góp phần làm cho hệ thống tổ mối bị tiêu diệthoàn toàn. Phương pháp này có thể áp dụng được trong cả năm.
Khi phun thuốc cần mang theo khẩu trang và găng tay, sau 2-3 ngày dọn bỏ hộp nhử. Mối chết trong lòng đất nên không gây ô nhiễm môi trường, khi tiến hành đơn giản, không cần dùng đến các dụng
>>Xem thêm: https://dietcontrungsinhhoc.com/thuoc-diet-moi-con-trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét