Nếu trong nhà bạn xuất hiện những loài côn trùng đáng ghét như ruồi, muỗi, mối, chuột, ... ĐỪng vội đổ lỗi cho chúng, hãy xem lại nhà bạn và áp dụng những phương pháp xua đuổi côn trùng gây hại dưới đây:
1. Đầu tiên là muỗi
1.1.Đặc điểm và tác hại của muỗi trong nhà
Mỗi là loài côn trùng đáng ghét nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại của bạn, nhất là nếu nhà bạn có trẻ nhỏ. Mùa nào cũng có muỗi nhưng muỗi xuất hiện nhiều nhất là vào mùa , mùa mưa, nếu nhà bạn gần ao, hồ, các đầm lầy thì số lượng muỗi xâm nhập càng nhiều. Muỗi đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Muỗi đặc biệt tích môi trường ẩm ướt, Vòng đời của chúng phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
Muỗi có khả năng lan truyền nhiều dịch bệnh nghiêm trọng như sốt rét, sốt xuất hiện, sốt vàng da, và đặc biệt là dịch bệnh do virut zika mới nhất đang lan truyền trên toàn cầu hiện nay cũng được khẳng định là do muỗi gây ra.
1.2.Phương pháp đuổi muỗi
Nhiều hộ gia đình sử dụng thuôc xịt muỗi, phương pháp này cần được hạn chế sử dụng vì nó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người nếu chẳng may hít phải.
Bạn có thể áp dụng các phương pháp đuổi muỗi bằng thảo mộc khô, cây cỏ sử dụng trong đời sống hàng ngày: bạc hà, mùi vỏ quýt, mùi hoa đinh hương, các loại này để khô ta cho vào túi lưới để vào các góc trong gian nhà mình.
Sử dụng bưởi, lá náng hoa trắng, bèo cái, cây ngải hoa vàng hoặc thanh cao phơi khô hay Bồ kết phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ thơm, vỏ bưởi, bã mía đốt lấy khói hun cũng là cách đuổi muỗi trong nhà hiệu quả.
Ngoài ra có thể sử dụng lưới chống muỗi để giảm bớt số lượng muỗi.
2. Mối và cách đuổi mối
2.1. Đặc điểm của mối và tác hại của mối trong nhà
Mối là loài côn trùng gây thiệt hại ngầm nguy hiểm nhất. Mối hoạt động theo đàn, mỗi đàn mối có số lượng mối lên tới cả triệu con, chính vì vậy bạn hoàn toàn không có gì ngạc nhiên nếu các đồ đạc nhà bạn bị phá hủy nghiêm trọng do mối. Mùa sinh sản chính của mối là vào tháng 3,4 đầu tháng 6, 7. Cũng như muỗi, mối ưa ẩm ướt, khác ở chỗ mối không sống được lâu nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Thức ăn ưa thích của mối là cenlulose gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối. Mối là côn trùng có hại. Nó phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống.. .thậm chí mối còn tấn công con người khi phá tổ của chúng.
2.2. Phương pháp đuổi mối trong nhà
Phương pháp đuổi mối tự nhiên là dùng nụ đinh hương kết hợp quả cam, chi tế tân khô để trong phòng, kệ gỗ , mỗi sẽ hạn chế vào nhà trong mùa sinh sản.
3. Gián - Cách đuổi gián
3.1. Đặc điểm của gián và tác hại của gián trong nhà
Gián là loài côn trùng có kích thước khác nhau tùy theo loài, đôi cánh ôm kín lưng, dộ dài trung bình từ 2 - 3mm đến 80mm, thân có màu nâu sáng hoặc đen và chúng ít khi bay. Các loại gián nhà thường gặp là gián Mỹ , Úc, Đông Phương , Đức.
Gia đoạn sinh trưởng của gián: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau từ 1 đến 3 tháng tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, . Gián gây ảnh hưởng tới mỹ quan của môi trường sống và gây hại nhất định cho sức khỏe con người do tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở... Gián vừa ăn vừa thải ra những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi: một số người thường bị dị ứng với gián , hay bị các bệnh về đường tiêu hóa
3.2.Phương pháp đuổi gián
Có thể đuổi gián bằng mẹo đơn giản như: dùng phèn, chanh, giấm, lá đào, lá quyệt quế, dưa chuột , hành tây cho để nơi chỗ gián hay lui tới gián cũng không dám quay lại nữa.
Nguồn: diettrumoitangoc.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét