Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Diệt mối, phòng mối trong an toàn bảo vệ mối trường

Diệt mối, phòng mối trong an toàn bảo vệ mối trường, khi đặt vấn đề về công tác diệt và phòng mối chúng ta phải khảo sát sự tác động đến môi trường xung quanh  và an toàn khi thực hiện quá trình diệt và phòng mối.
mối tấn công công trình
Diệt mối, phòng mối

         
Tổ chức doanh nghiệp bất kể thuộc thành phần nào thực hiện biện pháp xử lí hoá chất phòng chống mối cho nhà công trình (sau đây gọi tắt là tổ chức doanh nghiệp) phải tuân thủ theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành ngày 23/2/1995, “Quy định về thủ tục thẩm định sản xuất, gia công, đăng kí xuất nhập khẩu, l­u chứa, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì, đóng gói và quảng cáo thuốc bảo về thực vật” và Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 22/5/1996 “Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam”.
sử dụng thuốc phòng mối cho nhà và công trình 
           
  • Khảo sát phát hiện mối, thiết kế phòng chống mối các tổ chức doanh nghiệp phải tuân thủ các điều về an toàn và bảo hộ lao động trong Bộ Luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường và Quy trình sử dụng thuốc phòng mối cho nhà và công trình (phụ lục D).
  • mối tấn công gỗ
       Tổ chức doanh nghiệp không được tuyển dụng công nhân có dị ứng thuốc bảo quản. Công nhân phải hướng dẫn đầy đủ về quy trình sử dụng thuốc, kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao  động, biết sơ cứu trong trường hợp bị ngộ độc.  Công  nhân  phải  được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ phù hợp với công việc trong môi trường độc hại và được hưởng đầy đủ các chế độ độc hại theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Công nhân phải hiểu biết và thực hiện các biện pháp chống tình trạng để thuốc chảy tràn hoặc để thấm quá mức yêu cầu hoặc dùng thiết bị phun có áp suất không thích hợp phun ra cỡ hạt lớn gây ô nhiễm môi trường mặt đất, các nguồn nước và vùng tiểu khí hậu xung quanh nơi làm việc. Khi làm việc công nhân phải mang giấy chứng nhận đã học về các nội dung yêu cầu nêu trên của tổ chức doanh nghiệp có đăng kí hành nghề.
          Khi xử lí thuốc dung môi dầu phải ngắt mạch điện nơi có động cơ điện chạy qua, tạm ngừng sản xuất nơi có tia lửa, tia điện, tia hàn. Khi phun thuốc hoá chất phải tránh các bếp ăn, hoặc khi cần thiết phải che đậy kín các dụng cụ nấu và đồ dùng ăn uống. Chỉ được sử dụng các loại thuốc đã qua thủ tục thẩm định và bảo quản đủ liều lượng (Phụ lục C).
         Sau khi diệt mối bằng phương pháp nhử, tổ chức doanh nghiệp phải thu lại các thùng nhử có phun thuốc và phải tiêu huỷ hoặc chôn sâu, không được dùng làm củi đun.
          Đối với các công trình thuộc loại A hoặc B, bên tổ chức doanh nghiệp phải định kì kiểm tra và bảo hành ít nhất 3 năm, kể từ khi đã thực hiện xong việc xử lí hoá chất. Nội  dung  kiểm  tra bảo hành phải được ghi rõ trong hợp đồng giữa bên chủ công trình và bên tổ chức doanh nghiệp, khi kiểm tra nếu thấy có mối hoạt động, bên tổ chức doanh nghiệp có trách nhiệm phải xử lí bổ sung.
          Các kho l­u chứa thuốc phòng diệt mối phải xây ở vị trí cách nhà nuôi dậy trẻ, các trường  học, bệnh viện, ít nhất 100m và phải có đủ các phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
       Các loại thuốc phòng mối và bảo quản gỗ nhập từ nước ngoài vào, trước khi nhập phải xin giấy phép cơ quan quản lí có thẩm quyền.
chúng ta lên xem và đề cao vấn đề Phòng chống mối bằng hoá chất để đảm bảo môi trường quang ta.
Công ty kiểm soát côn trùng Việt Nam
47 Ngõ 100 - Tập thể Tổng cục VI - Bộ Công An - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội
 ĐT : 04.32115082 – 0983.82.83.93

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét