Các thành phần của tổ mối:
Mối chúa (mối vua): Là thành phần chịu trách nhiệm sinh sản trong tổ mối. Mối chúa có thể đẻ lên đến 10,000 trứng trong một ngày.
Mối lính: Mối lính không có răng, hàm phát triển thành càng. Mối lính dùng càng để bảo vệ tổ mối.
Mối thợ: Mối thợ có nhiệm vụ kiếm thức ăn, nuôi sống các thành phần khác trong tổ mối.
Mối cánh: Mối
cánh trưởng thành có chiều dài cánh dài hơn chiều dài thân mối. Vào mùa
mưa mối cánh bay giao hoan phân đàn. Mối cánh bay lượn sau đó ghép đôi
giao phối, sau 15 ngày bắt đầu đẻ trứng và hình thành tổ mối mới. Mối
cánh bay ra 2.000 đến 3.000 cá thể, nhiều lên đến 10.000 cá thể trong
một lần bay giao hoan phân đàn.
Mối thay thế: là một thành phần của tổ mối có khả năng sinh sản rất ít. Thành phần này thay thế mối chúa nếu mối chúa chết.
Hiện tượng mối cánh và cách đối phó.
Cũng
như các loại côn trùng khác, mối được trưởng thành từ mối non, sau một
vài lần lột xác mọc cánh thoát khỏi tổ bay giao hoan phân đàn. Sau
khoảng 10 – 15 phút, chúng tự rụng cánh, rơi xuống đất mối đưc và mối
cái giao phối tìm nơi trú ngụ để “sinh cơ, lập nghiệp”, làm tổ. Nơi
chúng trú ngụ ban đầu thường là những hang, hốc nơi đất cao, hoặc dưới
gốc cây, trong hốc các cây cổ thụ, dưới đống gỗ, củi mục lâu ngày, đống
gạch vỡ, đống rác hoặc các khe kẽ giáp gianh giữa các công trình xây
dựng….
Khi vào trong nhà, nơi mối tìm trú thường là tại gầm cầu thang, góc các căn buồng, kho, khe kẽ các kiện hàng lớn, các hốc cột mục, các kẽ nứt của tường nhà cũ..
Nếu điều kiện thuận lợi chúng có thể phát triển luôn tại nơi chúng đến
ban đầu còn nếu chưa phù hợp chúng tạm trú một thời gian ngắn rối tìm
cách di chuyển đến vị trí tốt hơn để phát triển tổ lâu dài. Nhìn chung
những nơi chúng tạm trú hay ổn định, sinh sôi phát triển phải là nơi ẩm
thấp, tối, yên tĩnh, không bị ngập nước và nhất thiết phải có điều kiện
tiếp xúc trực tiếp với đất, hoặc tương tự như cát, mùn… đây là những vật
liệu mềm, lại có độ ẩm cao rất thuận lợi để chúng xây đắp tổ và đường
mui quanh tổ.
Tuy
nhiên các con mối cặp đôi sống sót được rất thấp với tỷ lệ 1 phần vạn,
còn hầu hết chúng đều chết do các yếu tố ngoại cảnh tác động, như: ngập
nước, hoặc do các địch thủ tiêu diệt, như kiến, cóc, gà vịt … Thời điểm
để chúng thoát tổ bay ra phổ biến thành 2 đợt vào khoảng tháng ba, tháng
5 ,6 và tháng 8 (âm lịch) là lúc giao thời giữa mùa Xuân – Hè và Hè –
Thu, không khí nóng ẩm oi bức.Thời điểm chúng bay ra hầu hết vào chiều
tối hoặc nửa đêm về sáng, trước cơn giông hoặc mưa lớn. Số lượng cá thể
mối bay ra nhiều hay ít tùy thuộc qui mô tổ lớn hay nhỏ. Những tổ mối
nhỏ số lượng ít, mối cánh bay ra thường nhỏ giọt thành nhiều đợt.
Đối với tổ lớn, mối bay ra đồng loạt với mật độ dày đặc, đôi khi như phun trấu. Hiện tượng mối cánh xuất hiện trong nhà khiến nhiều người hốt hoảng, lo sợ, đôi khi mất bình tĩnh.
Gặp
hiện tượng mối cánh trong nhà cần xác định rõ nguồn mối bay từ ngoài
vào hay là từ trong nhà mình đang ở bay ra, căn cứ vào các hiện tượng
sau đây để xác định:
-
Nếu trong nhà hiện đang có biểu hiện mối phá hoại các đồ vật, đắp đất
tại một số điểm mà thấy xuất hiện mối cánh dù rất ít thì chắc chắn là
mối có nguồn gốc trọng nhà
-
Nếu hiện trạng trong nhà không có mối mà thấy mối cánh xuất hiện số
lượng ít, vài con hoặc vài chục con thì đó là do mối từ ngoài bay vào.
Sau khi xác định nguồn của mối cánh ta thực hiện xử lý theo các bước sau đây:
Nếu mối đang bay từ ngoài vào, nhiều thì tắt đèn, đóng cửa lại không cho chúng vào tiếp.
Nếu
mối bay ra thực hiện tắt đèn, tắt quạt điện, mở rộng cửa cho chúng bay
ra, hoặc treo một ngọn đèn phía trên chậu nước để thu hút mối chao vào
đèn rơi xuống nước, chết.
-
Nếu không xác định được mối từ ngoài vào hay từ trong ra, chỉ thấy
chúng rụng cánh rơi trên nền nhà thì tìm cách thu gom lại để diệt bằng
cách ngâm nước, cho gia gà,vịt…ăn.
- Dùng đèn pin soi, tìm kỹ các con mối rụng cánh chui rúc trong các góc tối, ẩm thấp của công trình để diệt.
-
Những nơi nghi có mối cư trú, như các khe tường, hốc cột, các đống củi,
gỗ, gạch vụn để lâu ngày cần dùng thuốc mối Mapsedan pha loãng phun
diệt không cho chúng chui sâu làm tổ sinh sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét